Những giai đoạn trở thành đồng minh Đồng minh dị tính

Nhà xã hội học Keith Edwards nhận diện ba giai đoạn của quá trình trở thành một người đồng minh trong một phong trào xã hội[4].

Giai đoạn đầu tiên là vì bản thân. Mục tiêu của những người đồng minh này hoàn toàn tập trung vào những người họ yêu thương. Khi bắt đầu hành động với tư cách là một người đồng minh, những tác động của họ mang tính cá nhân – họ cho rằng những vấn đề của những người thân yêu của họ bắt nguồn từ một nhóm người nhất định chứ không tin rằng những vấn đề đó là dấu hiệu của một hệ thống lớn hơn, mang tính đàn áp. Biểu hiện ban đầu này của sự đồng minh không hẳn là có hại, nhưng vì nó không chỉ ra được vấn đề lớn hơn nên sự hiệu quả của nó bị hạn chế. Hành vi vì bản thân thường gắn với việc phụ huynh ủng hộ con cái, và dù rằng những bậc phụ huynh đó là những người ủng hộ chủ chốt trong cộng đồng, điều không rõ ràng là liệu sự giúp đỡ của họ có vượt ra khỏi khuôn khổ gia đình và bạn bè họ hay không[4]. Một ví dụ về hành vi này là một người cha của một cô con gái chuyển giới ủng hộ nhà vệ sinh trung lập về giới ở trường học của con gái ông – tuy nhiên sự ủng hộ của ông là kết quả từ tình yêu thương của ông dành cho cô con gái, không phải là mong muốn giúp đỡ những người chuyển giới một cách toàn diện.

Giai đoạn thứ hai trong hình mẫu của Edward là của người đồng minh khao khát sự rộng lượng. Giai đoạn này là một giai đoạn phát triển hơn giai đoạn trước vì động lực của những người đồng minh hướng tới việc đấu tranh chống lại sự đàn áp mà cả nhóm phải chịu thay vì chỉ một cá nhân. Họ cũng có tổ chức hơn, tức là những người đồng minh ở mức độ này bắt đầu cho thấy sự nhận thức về đặc quyền xã hội của họ, tuy rằng họ vẫn có xu hướng cho mình là vị cứu tinh đối với những người họ định giúp đỡ.[4] Tâm lý cứu tinh này tránh né vấn đề cốt lõi: nó không khiến người ta thừa nhận bản chất mang tính hệ thống của sự áp bức đối với những người thuộc cộng đồng LGBT.

Giai đoạn thứ ba của sự đồng minh là những người đồng minh đấu tranh cho công bằng xã hội. Nguồn động lực chính của giai đoạn này, trên tất cả là sự tôn trọng dành cho những người bị đàn áp.[4] Ngược lại với hai cách tiếp cận kia, những người đồng minh ở giai đoạn thứ ba nhận thức được rằng nhóm người họ ủng hộ hoàn toàn có thể tự hỗ trợ chính bản thân họ. Kiểu đồng minh này không phải kiểu hạ cố tham gia[4]. Họ đấu tranh chống lại hệ thống áp bức để toàn bộ cộng đồng đều được lợi từ sự thay đổi này, chứ không đơn thuần chỉ một vài người được chọn.[cần dẫn nguồn]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồng minh dị tính http://www.washingtonblade.com/2012/05/23/that-kid... //dx.doi.org/10.1080%2F01463373.2011.614209 //dx.doi.org/10.1177%2F1527476403255830 http://www.gsanetwork.org/what-we-do http://www.hrc.org/Content/NavigationMenu/Coming_O... http://www.straightforequality.org https://sociology.stanford.edu/sites/g/files/sbiyb... https://trace.tennessee.edu/cgi/viewcontent.cgi?ar... https://web.archive.org/web/20081006085916/http://... https://web.archive.org/web/20130225080921/http://...